34 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM
Vì sao nên bảo quản cà phê sau thu hoạch?
Bảo quản cà phê sau thu hoạch là khâu kĩ thuật vô cùng quan trọng cần được bà con áp dụng trong việc duy trì chất lượng hạt cà phê. Có nhiều lí do khiến bà con nên chú trọng vào giai đoạn bảo quản hạt.
Vào mùa thu hoạch, việc thu hoạch đòi hỏi nhu cầu về lực lượng hái cà phê. Tuy nhiên do lao động hạn chế mà người trồng cà phê thực hiện việc thu hái đồng loạt một lần kể cả hạt không chín đồng loạt. Hạt cà phê sau khi thu hoạch có một sự thất thoát rất lớn mà người nông dân từ việc hạt chín thu đồng loạt. Chất lượng hạt cà phê sau thu hoạch không cao, trái xanh non chiếm một tỷ lệ 50 - 60% khiến việc bảo quản phải kĩ lưỡng hơn.
Bên cạnh đó, bảo quản hạt cà phê sau khi thu hoạch được xem là quan trọng vì nó giúp duy trì chất lượng hạt tránh hư hại. Thông thường mùa nắng cứ 4-4,2 kg trái tươi sẽ cho 1 kg nhân cà phê nhưng mùa mưa cần đến 4,5 kg thậm chí chưa kể đến nhân trái bị đen, hư hại. Do đó công tác thu hoạch và lưu trữ cần hết sức chú ý để giảm thiểu thất thoát sau khi hoạch. Do đó nền tảng bảo quản vô cùng cần thiết để hạt có thể kéo dài chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bảo quản hạt cà phê sau thu hoạch sẽ giúp người trồng cà phê kéo dài thời gian sử dụng hạt, đợi cơ hội giá thành cà phê lên cao để dễ bán. Thực tế giá cà phê liên tục giảm trong mùa vụ cà phê. Thông qua bảo quản, bà con để hạt được lâu hơn rồi chờ cơ hội hạt được giá mới bán đi, góp phần thu lợi về cho người trồng.
Cách bảo quản cà phê sau thu hoạch đạt hiệu quả cao?
Việc bảo quản cà phê sau thu hoạch cũng hết sức kì công và cẩn thận. Sau khi thu hoạch cà phê không ủ đống mà nên được đổ ra trên nền gạch thông thoáng 30-40cm nhằm tránh hạt nóng lên, dễ bị lên men và đen hạt. Sau khi đã trải cà phê ra diện tích rộng rãi, bà con cần chế biến phơi sấy cho hạt để có thể kéo dài thời gian hạt.
Để bảo quản tốt hạt cà phê sau khi thu hoạch, người nông dân cũng cần nắm bắt và áp dụng đúng các phương pháp chế biến hạt. Có hai phương pháp chế biến hạt cà phê là chế biến khô và chế biến ướt.
Chế biến ướt hay còn gọi là phương pháp cà phê rửa là quá trình hạt cà phê cà phê chín được đưa vào máy xát tươi để tách vỏ qủa rsau khi hái về và phải chọn lọc kĩ càng. Cà phê loại bỏ lớp nhớt bên ngoài vỏ trấu, tiến hành giai đoạn ngâm và rửa. Cà phê quả tươi là nguyen liệu (đầu vào) của quá trình chế biến ướt thì sản phẩm cà phê khô là đầu ra của quá trình.
Chế biến khô cũng là phương pháp chế biến được dùng rộng rãi trong quá trình bảo quản cà phê sau vụ thu hoạch. Quả cà phê đưa về không xát tươi mà đưa ra phơi khô cho đến khi độ ẩm xuống còn 12 – 13 %. Một mẻ cà phê phơi khô mất 25 -30 ngày. Đưa cà phê phơi khô vào xát bằng máy xát kho cà phê, loại bỏ vỏ qủa, vỏ trấu khô ta được cà phê nhân thành phẩm.
Ngoài hai phương pháp trên, người ta thường áp dụng phương pháp chế biến nửa ướt. Ở phương pháp này, người ta xát tươi quả cà phê bằng loại máy xát tươi kèm theo đánh sạch một phần nhớt rồi mang phơi, không ủ len men và rửa sạch hoàn toàn.
Sau khi chế biến, hạt nên dùng bao tải sạch để bảo quản cà phê, trong nhà kho có thông gió tốt và đề phòng nước dột, không để cà phê sát tường. Không dùng bao nhựa để chứa cà phê, chứa cà phê trong bao không quá đầy.
MÁY RANG CÀ PHÊ CÔNG NGHIỆP 10KG |
Máy rang cà phê công nghiệp 10kg được sản xuất từ nguyên liệu cao cấp, bền bỉ, chắc chắn, chịu được nhiệt độ cao, giảm thiểu khả năng tiêu thụ điện năng trong quá trình sử dụng. Dòng sản phẩm có thiết kế đẹp mắt với sức chứa mỗi mẻ rang khoảng 10kg/mẻ với hệ thống cảm biến được đặt trong lồng trống, hệ thống làm nguội, thu gom vỏ lụa. Không chỉ thế, khi sử dụng máy rang cà phê công nghiệp, bạn có thể đảm bảo được màu sắc của các hạt cà phê, hạn chế khả năng bị cháy khét, giữ được hương vị thơm ngon hấp dẫn.
|
Những yếu tố ảnh hưởng đến bảo quản cà phê sau thu hoạch là gì?
Khi bảo quản cà phê sau thu hoạch, bà con nên lưu ý vài yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bảo quản.
Hạt chỉ đưa vào bảo quản trong kho khi độ ẩm trong hạt không quá 12,5% sau quá trình phơi sấy. Hạt cà phê ở nhiệt độ thích hợp sẽ giúp cà phê không bị lên men mốc, không bị mất mùi.
Môi trường bảo quản cũng nên đảm bảo sự khô thoáng, rộng rãi nhằm đảm bảo hạt luôn được ngủ trong điều kiện tốt nhất, kéo dài thời gian sử dụng. Cà phê không để trực tiếp trên nền đất và không để cà phê khô bị ướt trở lại là lưu ý quan trọng khi lựa chọn môi trường bảo quản hạt.
Quá trình bảo quản cà phê sau thu hoạch sẽ đảm bảo chất lượng hơn khi bà con luôn chú ý trông coi. Hạt thi thoảng cũng nên được đem ra phơi lại để giúp cho chúng không bị ủ mầm hoặc hư hại.
Bảo quản cà phê sau thu hoạch là điều quan trọng giúp bà con có thể duy trì chất lượng và năng suất của hạt cà phê. Áp dụng đúng các phương pháp bảo quản, bà con có thể kéo dài tuổi thọ của hạt cà phê dài lâu hơn trước khi đến tay người thưởng thức.