Doanh Thương online
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Cây cà phê bị cháy lá

Cây cà phê bị cháy lá không phải là một hiện trạng thông thường mà đó là dấu hiệu của bệnh cháy lá gây hại nghiêm trọng đến năng suất cây trồng hiện nay.

Cây cà phê bị cháy là dần trở nên phổ biến ở các vườn cà phê, trở thành bệnh hại tác động xấu đến chất lượng cây trồng. Dưới đây là tất tần tật thông tin về tình trạng cây cà phê bị cháy lá.

Cây cà phê bị cháy có phải là dấu hiệu của bệnh hại không?

Thông thường cây cà phê bị cháy lá là một hiện tượng dễ dàng được người trồng cà phê bắt gặp. Tuy nhiên nếu cây bị cháy lá diện rộng thì đó không còn là câu chuyện cháy lá thông thường, mà đó là dấu hiệu của bệnh cháy lá.

Bệnh cháy lá là bệnh gây hại nghiêm trọng trên lá của cả cây con và cây trong vườn ở giai đoạn kinh doanh. Đây là loại bệnh theo các chuyên gia không khó để nhận ra. Trong vườn ươm, cây cháy lá có thể là bệnh hại quan trọng nhất vì chúng gây thiệt hại đến 40-50% đến năng suất và sản lượng đậu trái, xuất hạt. Trên cây lớn chúng gây chết lá, cành và rụng lá dẫn đến hiện tượng làm giảm năng suất.

Triệu chứng của bệnh cháy lá thường phát sinh trên cả lá già và lá non, bắt đầu bằng những đốm nhỏ, sũng nước liên kết lại thành mảng dạng nhũn nước hay phỏng nước sôi. Những đốm này dần khô biến thành màu nâu sáng..

Bệnh cháy lá gây hại tập trung từng cụm trên vườn ươm rồi lây lan rộng. Các lá bị bệnh kết dính lại do sợi nấm mọc lan, hoặc hình thành hạch nấm màu nâu dạng tròn hay dẹp nhỏ. Khi khô chúng dính lại với nhau nhưng không rụng xuống. Bệnh có thể tấn công gây biến dạng lá, làm lá quăn lại hoặc khiến trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên thành màu trắng xám.

MÁY RANG CÀ PHÊ 30 KG

Nếu bạn muốn thưởng thức hương vị thơm ngon của cà phê hãy tìm đến chiếc máy rang cà phê 30 kg. Đây là dòng sản phẩm nổi bật nhất với nhiều ưu điểm vượt trội. Thiết kế nhỏ gọn, có thể thực hiện nhiều mẻ rang cùng với cấu tạo hoạt động hiện đại, làm giảm khả năng mất đi hương vị, tiết kiệm điện năng, tiết kiệm thời gian khi rang, cho ra các hạt cà phê đồng đều màu, không cháy khét. Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu cao cấp, bền bỉ cùng với các nút chức năng đơn giản, dễ vận hành, thân thiện với môi trường.

Cây cà phê bị cháy lá

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cháy lá ở cây cà phê?

Cây cà phê bị cháy lá không quá khó để nhận ra nhưng thường bị nhầm lẫn với các hiện tượng khô lá thường do cây bị thiếu nước, khô hạn, sương muối. Nắm chắc tác nhân gây bệnh bà con mới có thể ngăn cản bệnh phát tán và lây lan diện rộng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Theo các chuyên gia nhận định tác nhân của bệnh cháy lá là do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Vi khuẩn nấm này được biết đến là nấm bệnh phát triển và tạo nhiều hạch nấm ở điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất là 28 độ C rồi lây lan trên lá. Nấm phát triển kém ở 35 độ C và ngưng phát triển ở 100 độ C.

Khi có điều kiện ẩm ướt nhất là giai đoạn mưa, các sợi nấm mọc trên bề mặt vết bệnh và lan nhanh sang các lá bên cạnh. Các hạch nấm đôi khi cũng được sinh sôi trong điều kiện tương tự như vậy gây hại đến lá cành cây cà phê.

Lá bị nhiễm bệnh rụng sớm, nghiêm trọng cả tán cây bị trụi lá làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến việc ra hoa kết quả, gây năng suất kém.

Có cách nào làm giảm tình trạng bệnh cây cà phê bị cháy lá?

Bệnh cháy lá là một loại bệnh hai nguy hiểm cho cây cà phê ảnh hưởng đến chất lượng của hạt. Tuy nhiên bệnh lại không qua khó phòng tránh và khắc phục nếu bà con áp dụng đúng cách.

Biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá ở giai đoạn cây con có thể được tránh bằng cách tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá ẩm nhằm đảm bảo độ ẩm đủ cho cây trồng. Cây con để khoảng cách thưa phòng bệnh lây lan khi có dấu hiệu bệnh hại. Bệnh có thể khống chế bằng cách phun lên lá các loại thuốc như Monceren, ThioM, Ridomil MZ Validamycin Benomyl, Carbendazim, Topsin M, Bonanza, hoặc có thể tưới trực tiếp lên đất vào giai đoạn cây con.

Cây cà phê bị cháy lá

Trong vườn cây lớn bà con cũng nên phun các loại thuốc trên thường xuyên hoặc có thể tiêm thuốc vào cây. Thường xuyên loại bỏ cành, lá bị bệnh trong vườn, vệ sinh vườn cũng rất cần thiết để giảm mật số mầm bệnh. Bởi đây là nấm đa ký chủ nên cần giảm cỏ trong vườn sẽ giúp hạn chế bệnh tốt hơn.

Đối với các vườn ương, mật độ cây vừa phải và không tưới quá thừa nước. Không đổ bóng quá lớn để che mát cho cây ương nhằm tránh sự lây lan bệnh do tác nhân gió, không khí.

Ngoài ra, bạn cần thu dọn và tiêu hủy các phần cây lá bị bệnh nếu phát hiện. Bạn cần tạo vườn cây thông thoáng, thu dọn cỏ dại và rác, tỉa bớt các cành của cây con gần mặt đất, không ủ gốc vào mùa mưa. Đặc biệt, phun thuốc hóa học lên tán cây với việc xử lý đất, dùng nấm đối kháng Trichoderma để phòng trị cũng là một trong những phương pháp hay có thể phòng và chống hiện trạng bệnh cây cà phê bị cháy lá.

> Bệnh thán thư trên cây cà phê

> Những điều cần biết về cây cà phê Tây Nguyên

Cây cà phê bị cháy lá là một loại bệnh hại nguy hiểm nhưng không quá khó để phát hiện. Thực hiện tốt công tác nhận biết dấu hiệu bệnh, các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả bà con có thể đảm bảo năng suất cây trồng ổn định, chất lượng. Hãy áp dụng ngay những kiến thức hữu ích về cây bị cháy lá để bà con có thể tạo nên một vụ mùa bội thu ngay nhé!