Doanh Thương online
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Bệnh thán thư trên cây cà phê

Bệnh thán thư trên cây cà phê

Bệnh thán thư trên cây cà phê hay còn gọi là bệnh khô cành, khô quả, thối quả là một loại bệnh hại phổ biến dễ bắt gặp trong quá trình trồng và chăm sóc cây cà phê.

Cây mắc bệnh thán thư thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, thậm chí khiến cây suy kệt và chết đứng. Làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu của căn bệnh hại này? Làm sao để khắc phục bệnh thán thư trên cây cà phê? Mọi thắc mắc sễ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cây cà phê mắc bệnh thán thư có những biểu hiện gì?

Bệnh thán thư trên cây cà phê xuất hiện vào mùa mưa là phổ biến. Bệnh được phát hiện đầu tiên vào khoảng năm 1930, nhưng gây hại chưa nhiều. Khi diện tích trồng cà phê gia tăng nhanh khiến làm cho bệnh phát triển mạnh mẽ gây thiệt hại nặng cho cây trồng.

Bệnh thán thư thường rất dễ nhận diện. Bởi bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây, chủ yếu nhất vẫn là trên quả, cành, các phần thân còn màu xanh của diệp lục. Thán thư xuất hiện trên cà phê chè thường nhiều hơn cà phê vối và cà phê mít. Ban đầu vết bệnh xuất hiện trên quả là những đốm nhỏ màu vàng hoặc màu nâu, sau đó lan rộng thành màu nâu sẫm, sau đó sẽ làm khô héo, chết cành lá rụng trái.

Ở trên quả, bệnh thường tấn công ở giai đoạn quả đã thành thục, ở gần cuống quả hoặc tại điểm tiếp xúc giữa hai quả với nhau nơi dễ bị nước đọng lại. Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen, hơi lõm xuống. Sau đó mầm bệnh lan rộng khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả bị thối, khô đen và rụng sớm.

Bệnh thán thư cũng dễ nhận diện trên lá. Ban đầu chỉ là những đốm tròn màu nâu đen, sau đó lan rộng dần thành các vòng đồng tâm. Nếu nặng nó sẽ tạo thành từng mảng khô, màu nâu sẫm hay nâu đen, chết lá.

Bệnh xuất hiện ở cành ban đầu bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hơi lõm xuống ở những đốt giữa cành, rồi dần lan rộng hết chiều dài của đốt. Bệnh tấn công vào cành nhỏ đang hóa gỗ, có thể gây hại cả cành lớn và thân cây. Chỗ bị bệnh chuyển thành màu nâu đen, làm lá bị rụng, cành bị khô rồi chết.


MÁY RANG CÀ PHÊ 60KG

Sở hữu một chiếc máy rang cà phê 60kg sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai có ý định kinh doanh cà phê rang nguyên chất. Sản phẩm này không chỉ cho những mẻ rang có số lượng còn còn cho ra đời những hạt cà phê với chất lượng tuyệt hảo. Máy rang cà phê 60kg là một sản phẩm công nghiệp với kích thước vừa phải, có thể được sử dụng trong các nhà xưởng nhằm tiết kiệm điện năng, giảm mất hương vị cà phê, tiết kiệm thời gian rang cũng như hạn chế khả năng cháy khét hư hỏng trong quá trình rang.

Bệnh thán thư trên cây cà phê

Nguyên nhân nào gây ra bệnh thán thư trên cây cà phê?

Theo các chuyên gia, bệnh thán thư trên cây cà phê do 3 tác nhân chính gây ra, nhưng chủ yếu là do loại nấm có tên khoa học là Colletotrichum Cofeanum Noack, tên tiếng anh của bệnh là Coffee Berry Disease gây ra vào mùa mưa.

Chủng nấm này được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh thán thư trên hầu hết các loại cây trồng. Chúng ưa thích môi trường ẩm ướt và có nhiệt độ dưới 20 độ C, do đó bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, sau những cơn mưa vào chiều tối.

Bào từ nấm lây lan nhanh thông qua nước mưa, gió, tác nhân động vật hoặc thông qua quá trình chăm sóc cà phê của con người. Nếu môi trường xung quanh giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi kéo dài, bào tử nấm có thể nảy mầm và phát triển ở nhiệt độ cao hơn, từ 20-35 độ C trở lên gây thiệt hại nghiêm trọng đến cây trồng.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác gây ra bệnh khô cành khô quả ở cà phê như vi khuẩn Pseudomonas syringea, P. garcae, khô cành do sinh lý còn gọi là bệnh Die-back. Tuy nhiên những nguyên nhân này không đáng kể và ít phổ biến hơn thán thư.

Bệnh thán thư trên cây cà phê

Làm thế nào để chữa bệnh thán thư trên cây cà phê hiệu quả?

Bệnh thán thư dù là bệnh hại nguy hiểm nhưng nếu nắm vững và áp dụng tốt các phương pháp chữa bệnh điều trị bà con có thể đối phó lại với chúng.

Để hạn chế tác hại của bệnh, bà con có thể sử dụng biện pháp Trồng cà phê với mật độ phù hợp tùy theo từng giống ví dụ như giống cà phê TR4, TR9 theo khoảnh cách 3-3,5, hay khoảng rồng 2,8 met đối với cà phê dây và cà phê xanh lùn. Không trồng cà phê quá dày sẽ đảm bảo sự thông thoáng, ngăn ngừa dịch phát tán. Trong quá trình trồng, bạn nên thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành không có khả năng cho trái, tỉa bớt cây che bóng trong mùa mưa để vườn khô ráo, hạn chế sự phát sinh, và gây hại của nấm bệnh.

Khi chăm sóc cà phê, bà con nên áp dụng đúng quy trình kĩ thuật để cây sinh trưởng mạnh, tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Bạn cần thường xuyên thăm non vườn tượt, cắt tỉa cành bệnh, tiêu hủy sớm. Trong quá trình chăm sóc, tuyệt đối không sử dụng chung nông cụ, hoặc phải khử trùng nông cụ khi chăm sóc cây bệnh và cây khỏe mạnh. Sử dụng các chế phẩm sinh học Trichoderma để tiêu diệt nấm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây. Đồng thời bà con phải bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân và kali để cây đủ dưỡng chất phát triển.

Sử dụng thuốc hóa học để phòng trị bệnh là một biện pháp cực kỳ quan trọng, thậm chí mang tính chất quyết định đễ diệt trừ bệnh thán thư. Các thuốc hóa học đặc trị thán thư, khô cành, khô quả trên cà phê nên sử dụng các hoạt chất sau: Albendazole, Difenoconazole, Carbendazim,Azoxystrobin, Propiconazole, Benomyl + Copperoxychloride…

Nguyên tắc khi phun thuốc hóa học diệt nấm bệnh là phun cần chọn ngày mát trời, lặng gió, phun tối thiểu 2 lần, cách nhau 7-15 ngày, để tăng hiệu quả. Bạn nên phun phòng vào đầu mùa mưa, đây là thời điểm tốt cho các loại nấm bệnh phát triển không riêng gì bệnh thán thư cà phê có thể chết mà không gây hại hay quay trở lại về sau.

Một số thuốc đặc trị khô cành khô quả cà phê được mọi người khuyên dùng như Derosal 50, thuốc Tilt 250 EC, thuốc Viben-C 50BTN, thuốc Abenix 10FL, thuốc Chevin 5SC có tác dụng chữa bệnh thán thư khá hiệu quả. Vì chúng khá độc hại, bạn nên phun thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc cán bộ khuyến nông.

> Những điều cần biết về cây cà phê Tây Nguyên

> Mật ong hoa cà phê có công dụng gì

Bệnh thán thư ngày nay dễ gây rụng trái non, giảm năng suất, chết cành làm cho cây bị khuyết tán, năng suất và sức sinh trưởng giảm. Các nhà khoa học cảnh báo nếu xuất hiện trên diện rộng hoặc vườn cà phê mới kiến thiết không được xử lý kịp thời, bệnh có thể làm cây suy kiệt và chết đứng, gây tổn thất nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tác hại của bệnh khô cành khô quả khá nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến bà con trồng cà phê nhưng người dân hoàn toàn có thể phòng trừ và xử lý dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Chăm sóc cà phê hợp lý, sử dụng các giống sinh trưởng mạnh, kết hợp với các biện pháp hóa học, sinh học là những giải pháp tối ưu phòng trừ và giữ vững năng suất cà phê hiện nay mà bà con nên áp dụng.